• Về chúng tôi
    • Đội ngũ
    • Lịch hoạt động
    • Tin tức
    • Báo chí
    • Liên hệ
  • Đào Tạo
  • Tư vấn
  • Hoạt động
    • Hội Thảo
    • Dự án tư vấn Inhouse
  • Kiến thức
  • Cửa hàng
    • Website Tomaha
    • Cửa hàng Tiki
    • Cửa hàng Shopee
Viện Đào tạo và Tư vấn doanh nghiệp
  • Về chúng tôi
    • Đội ngũ
    • Lịch hoạt động
    • Tin tức
    • Báo chí
    • Liên hệ
  • Đào Tạo
  • Tư vấn
  • Hoạt động
    • Hội Thảo
    • Dự án tư vấn Inhouse
  • Kiến thức
  • Cửa hàng
    • Website Tomaha
    • Cửa hàng Tiki
    • Cửa hàng Shopee

Kiến thức

  • Trang chủ
  • Kiến thức
  • 10 bí quyết đánh giá năng lực cá nhân (phần 2)

10 bí quyết đánh giá năng lực cá nhân (phần 2)

  • Categories Kiến thức, Kiến thức nhân sự
  • Date Tháng Bảy 10, 2019

Làm cách nào bạn nhận ra một cá nhân có năng lực? Nói cách khác, làm sao bạn biết ai có khả năng thăng tiến? Và trước vai trò quan trọng của tài năng và sự thay đổi nhanh chóng trong thế giới kinh doanh, năng lực cần phải được phát hiện sớm – không phải theo năm mà theo tuần: ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG DỰA TRÊN CÔNG VIỆC HẰNG NGÀY.

Các nhà quản lý nên đánh giá tiềm năng dựa trên công việc hàng ngày như thế nào? Hãy xem xét những khả năng sau:

Phần 1: 10 BÍ QUYẾT ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CÁ NHÂN

6. Công khai với cấp quản lý cao hơn

Cách thứ sáu để đánh giá và phát triển nhân viên là để các nhà quản lý cấp cao hơn đánh  giá. Việc kiểm tra này có thể không chính thức – như mời nhân viên tiềm năng tới dự tiệc tối hay chơi golf – hoặc chính thức – như đề cập tới họ khi bạn báo cáo miệng với nhóm giám đốc điều hành cấp cao hoặc ban giám đốc.

Mục tiêu của việc để nhân viên được công khai là giới thiệu họ với người khác. Việc này sẽ gây ra sự tò mò và mọi sự chú ý sẽ tập trung vào họ. Đề bạt những người mà lãnh đạo công ty hoàn toàn không biết là một việc không nên làm trừ trường hợp bất đắc dĩ. Hãy tiến hành các bước để họ biết nhân viên của bạn.

7. Công khai với khách hàng, nhà cung cấp và đại lý phân phối

Cách thứ bảy để đánh giá và phát triển nhân viên là công khai họ với các nhóm liên quan trong tổ chức. Phương án này có cùng mục đích như phương án 6, ngoại trừ việc khách hàng, nhà cung cấp và các đại lý phân phối có những kỳ vọng khác với lãnh đạo tổ chức. Phản hồi của họ đem lại những gợi ý giá trị về năng lực của nhân viên – và điều cần bồi dưỡng cho những người này trước khi đóng dấu “sẵn sàng”.

8. Thực tập ngắn hạn

Cách thứ tám để đánh giá và phát triển nhân viên là cho họ thực tập công việc trong thời gian ngắn. Không giống phương pháp 1 và 3, phương pháp này đòi hỏi cá nhân làm trọn vẹn công việc ở cấp cao hơn, nhưng trong khoảng thời gian ngắn (2-3 tuần).

Giống như các phương pháp khác, cần quan tâm đến việc truyền đạt các nhiệm vụ của nhân viên trong quá trình thực tập ngắn hạn. Giống như trong các phương pháp ít đòi hỏi thực hành khác, nên để nhân viên tập trung vào trách nhiệm cao hơn thì mới có thể kiểm tra khả năng của anh ta và cung cấp cách thức phát triển họ.

9. Thực tập dài hạn

Thực tập dài hạn là cách thứ chín để đánh giá và phát triển các nhân viên có năng lực. Thử việc dài hạn sẽ thích hợp khi người quản lý vắng mặt lâu ngày do bị ốm, chữa bệnh, trong hơn 1 tháng. Một cá nhân sẽ được đề bạt “quyền trưởng phòng” hoặc “quyền giám đốc điều hành” trong thời gian sếp vắng mặt. Các công việc của anh ta ở vị trí cũ sẽ do nhân viên khác phụ trách. Điều này giúp anh ta thoải mái học hỏi và bồi dưỡng năng lực mới ở cấp trách nhiệm cao hơn. Một số tổ chức trả lương nhân viên tương xứng với trách nhiệm công việc, và thưởng thêm khi họ hoàn thành tốt nhiệm vụ.

10. Kết hợp một hoặc nhiều phương án từ 1 đến 9

Cách thứ mười để đánh giá và phát triển năng lực là kết hợp chín phương pháp ở trên. Nghĩa là không nhất thiết chỉ được chọn một cách đánh giá và phát triển. Càng nhiều bằng chứng đánh giá tốt, đáp ứng được nhiều mục tiêu thì càng dễ quyết định ai được đề bạt và cách thức bồi dưỡng năng lực cho họ.

  • Chia sẻ:
author avatar
Hiền Triệu

Previous post

10 bí quyết đánh giá năng lực cá nhân (phần 1)
Tháng Bảy 10, 2019

Next post

Công ty Cổ phần Cảng Đà Nẵng - Rà soát mục tiêu chiến lược theo mô hình BSC (09/07/2019)
Tháng Bảy 10, 2019

Có thể bạn quan tâm

6 BƯỚC GIÚP XÂY DỰNG HỆ THỐNG KPI HIỆU QUẢ CAO CHO DOANH NGHIỆP
10 Tháng Tám, 2022

 Bước 1: Xác định chủ thể xây dựng KPI Người xây dựng KPI cần có chuyên môn cao, nằm rõ được mục tiêu, nhiệm vụ của tổ chức, dự án và thường là Trưởng bộ phận/phòng/ban. Trong trường hợp phòng …

296318097_1209727162904034_5013253207955634093_n
OKR VÀ NHỮNG LỢI ÍCH MÀ DOANH NGHIỆP KHÔNG THỂ BỎ QUA 
10 Tháng Tám, 2022
OKR – BÍ KÍP ĐƯA TÊN TUỔI LINKEDIN SÁNH NGANG HÀNG VỚI GOOGLE, YOUTUBE, INTEL…
10 Tháng Tám, 2022

CEO của Linkedin – Jeff Weiner đã hướng OKR của nhân viên mang tính cá nhân hơn, tuy nhiên vẫn dựa trên OKRs lớn của Linkedin. Tức là, nhân viên đặt ra những mục tiêu mà họ thực sự khao …

Viện Đào tạo và Tư vấn doanh nghiệp