• Về chúng tôi
    • Đội ngũ
    • Lịch hoạt động
    • Tin tức
    • Báo chí
    • Liên hệ
  • Đào Tạo
  • Tư vấn
  • Hoạt động
    • Hội Thảo
    • Dự án tư vấn Inhouse
  • Kiến thức
  • Cửa hàng
    • Website Tomaha
    • Cửa hàng Tiki
    • Cửa hàng Shopee
Viện Đào tạo và Tư vấn doanh nghiệp
  • Về chúng tôi
    • Đội ngũ
    • Lịch hoạt động
    • Tin tức
    • Báo chí
    • Liên hệ
  • Đào Tạo
  • Tư vấn
  • Hoạt động
    • Hội Thảo
    • Dự án tư vấn Inhouse
  • Kiến thức
  • Cửa hàng
    • Website Tomaha
    • Cửa hàng Tiki
    • Cửa hàng Shopee

Kiến thức

  • Trang chủ
  • Kiến thức
  • 3 câu hỏi kinh điển mà dân marketing luôn phải trả lời

3 câu hỏi kinh điển mà dân marketing luôn phải trả lời

  • Categories Kiến thức, Kiến thức marketing-bán hàng
  • Date Tháng Năm 23, 2019

Trong cuốn sách nổi tiếng Brian Tracy, có ba câu hỏi chủ chốt liên quan đến marketing, đặc biệt là về một sản phẩm hoặc ý tưởng mới cần được trả lời.

Thông thường, nếu doanh số bán một sản phẩm không được như ý vì bất cứ lý do nào, bạn có thể sử dụng ba câu hỏi này. Đa phần các công ty đều đặt ra câu hỏi thứ nhất, nhưng số lượng các công ty mà tôi tư vấn chưa bao giờ đặt ra những câu hỏi khác chắc chắn sẽ khiến các bạn kinh ngạc.

Liệu một thị trường có tồn tại hay không?

Câu hỏi đầu tiên là: “Có một thị trường hay không?” Liệu những người ngoài kia có thực sự sẽ muốn mua những sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn đang nghĩ đến việc tung ra thị trường hay không? Hãy nhớ rằng tỷ suất thành công/thất bại cơ bản ở một sản phẩm mới là 20/80. Hay 80% các sản phẩm mới sẽ thất bại. Chúng sẽ không đạt được thị phần đáng kể và công ty sẽ thua lỗ và thậm chí có thể phá sản bất cứ lúc nào.

20% sản phẩm mới sẽ thành công đủ để chi trả chi phí đầu tư và thu về lợi nhuận. 1% trong số 20% sản phẩm hoặc dịch vụ này sẽ thành công đột phá. Cứ 100 sản phẩm mới được tung ra thị trường trong một năm, sẽ chỉ có 1 sản phẩm trở thành sản phẩm bán chạy.

Trong năm 2012, các công ty Mỹ đã chi ra hơn 8 tỷ đô-la cho việc nghiên cứu thị trường. Lý do chính của việc làm này là tìm hiểu xem liệu có một thị trường dành cho sản phẩm hoặc dịch vụ mới hay không, ai và cái gì cấu thành nên thị trường đó, các sản phẩm hoặc dịch vụ sẽ cần phải có tính năng gì để bán được ở mức giá giúp mang lại lợi nhuận. Và thậm chí sau nghiên cứu thị trường, 80% những sản phẩm và dịch vụ mới đều thất bại trong một hoặc hai năm đầu.

Ngày nay, một chiến lược hay hơn và là “ưu tiên khách hàng”. Bất kể khi nào có một sản phẩm hoặc dịch vụ mới, ngay lập tức hãy gọi trực tiếp cho một khách hàng (không khảo sát, không bảng câu hỏi hay điều tra theo nhóm) và nói với họ rằng bạn có một ý tưởng về sản phẩm hoặc dịch vụ mới. Họ sẽ mua nó chứ? Họ sẽ trả giá bao nhiêu? Những lỗ hổng và điểm yếu mà khách hàng đó thấy ở ý tưởng của bạn về sản phẩm hoặc dịch vụ mới là gì?

Bằng việc thực hiện thử nghiệm thị trường sớm và bằng cách yêu cầu khách hàng của bạn đưa ra những ý kiến thẳng thắn, bạn có thể tăng tốc một cách mạnh mẽ đến giai đoạn “tung ra thị trường” và đồng thời giảm chi phí của bạn cho việc phát triển sản phẩm mới.

Quy mô thị trường?

Câu hỏi thứ hai bạn cần đặt ra là liệu thị trường cho sản phẩm và dịch vụ của bạn có đủ lớn. Thật ngạc nhiên, đây là một câu hỏi mà mọi người không hỏi cũng chẳng trả lời. Tuy nhiên, bạn cần phải biết: Liệu bạn có thể bán đủ số sản phẩm hoặc dịch vụ để thu về lợi nhuận đáng kể hay không?

Trong phân tích ban đầu, bạn xác định chính xác mức chi phí sản xuất sản phẩm hoặc dịch vụ và giá thành bán ra để có thể mang về lợi nhuận, theo nhiều cách khác nhau với cùng khoản tiền đầu tư.

Sau đó, bạn xác định số đơn vị sản phẩm sẽ phải bán được trong một tuần, một tháng và một năm, sao cho tương xứng với khoản đầu tư về thời gian và công sức của mình. Cuối cùng, bạn xác định xem liệu có đủ lượng khách hàng tiềm năng sẽ mua sản phẩm và dịch vụ của bạn trong khoảng thời gian đã định hay không.

Thị trường có tập trung không?

Câu hỏi thứ ba là: “Thị trường có đủ tập trung không?” Mọi người ở nhiều nơi khác nhau nói họ sẽ mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn không có nghĩa rằng thị trường đó đủ tập trung để bạn có thể tiếp cận bằng các phương thức quảng cáo và các kênh bán hàng sẵn có.

Bạn có thể nhận thấy có một thị trường cần 100.000 đơn vị sản phẩm hoặc dịch vụ mới, nhưng nó dàn trải trên toàn Bắc Mỹ ở 10.000 thành phố, thị trấn và làng mạc. Vậy bạn có thể tiếp cận thị trường đó bằng cách nào để tiết kiệm chi phí nhất? Hãy nhớ rằng, bạn đang tìm “mua” khách hàng. Một khi bạn có sản phẩm mà mọi người sẽ mua, chi phí mua được khách hàng sẽ là nhân tố chính để xác định sự thành bại của bạn.

Một sản phẩm hoặc dịch vụ có một thị trường lớn nhưng chưa chắc đã khả thi với bạn chỉ đơn giản bởi bạn không thể thúc đẩy tiến tới thị trường đó bằng các phương tiện truyền thông hoặc thông qua các kênh tiếp thị hiện có. Ngày nay, bạn có thể tiếp cận rộng rãi các thị trường chuyên biệt thuộc những lĩnh vực hẹp thông qua Internet với những mức giá thấp hơn trước rất nhiều.

Mọi người từng nói rằng Internet là con dao hai lưỡi. Nó vừa có thể công cụ marketing tốt nhất đồng thời cũng là tệ nhất. Bởi phần lớn mọi người mà bạn tiếp cận sẽ không có hứng thú và có thể xóa tin nhắn của bạn ngay khi nhận được. Tốt nhất là bởi bạn có thể tiếp cận hàng trăm nghìn thậm chí hàng triệu khách hàng tiềm năng với một mức giá cực thấp.

Nguồn:

  • Sách “Chinh phục mục tiêu”- Brian Tracy
  • https://trinhducduong.com/cau-hoi-kinh-dien-cua-nguoi-lam-marketing/
  • https://doanhnhansaigon.vn/marketing-quang-cao/3-cau-hoi-kinh-dien-ma-dan-marketing-luon-phai-tra-loi-1088889.html

 

 

 

 

  • Chia sẻ:
author avatar
Hiền Triệu

Previous post

Khả năng lãnh đạo cấp độ 5 không phải ai cũng làm được
Tháng Năm 23, 2019

Next post

Thuyết công bằng của John Stacey Adams
Tháng Năm 24, 2019

Có thể bạn quan tâm

6 BƯỚC GIÚP XÂY DỰNG HỆ THỐNG KPI HIỆU QUẢ CAO CHO DOANH NGHIỆP
10 Tháng Tám, 2022

 Bước 1: Xác định chủ thể xây dựng KPI Người xây dựng KPI cần có chuyên môn cao, nằm rõ được mục tiêu, nhiệm vụ của tổ chức, dự án và thường là Trưởng bộ phận/phòng/ban. Trong trường hợp phòng …

296318097_1209727162904034_5013253207955634093_n
OKR VÀ NHỮNG LỢI ÍCH MÀ DOANH NGHIỆP KHÔNG THỂ BỎ QUA 
10 Tháng Tám, 2022
OKR – BÍ KÍP ĐƯA TÊN TUỔI LINKEDIN SÁNH NGANG HÀNG VỚI GOOGLE, YOUTUBE, INTEL…
10 Tháng Tám, 2022

CEO của Linkedin – Jeff Weiner đã hướng OKR của nhân viên mang tính cá nhân hơn, tuy nhiên vẫn dựa trên OKRs lớn của Linkedin. Tức là, nhân viên đặt ra những mục tiêu mà họ thực sự khao …

Viện Đào tạo và Tư vấn doanh nghiệp