• Về chúng tôi
    • Đội ngũ
    • Lịch hoạt động
    • Tin tức
    • Báo chí
    • Liên hệ
  • Đào Tạo
  • Tư vấn
  • Hoạt động
    • Hội Thảo
    • Dự án tư vấn Inhouse
  • Kiến thức
  • Cửa hàng
    • Website Tomaha
    • Cửa hàng Tiki
    • Cửa hàng Shopee
Viện Đào tạo và Tư vấn doanh nghiệp
  • Về chúng tôi
    • Đội ngũ
    • Lịch hoạt động
    • Tin tức
    • Báo chí
    • Liên hệ
  • Đào Tạo
  • Tư vấn
  • Hoạt động
    • Hội Thảo
    • Dự án tư vấn Inhouse
  • Kiến thức
  • Cửa hàng
    • Website Tomaha
    • Cửa hàng Tiki
    • Cửa hàng Shopee

Kiến thức

  • Trang chủ
  • Kiến thức
  • Bắt lấy thành công với mô hình quản lý 7S

Bắt lấy thành công với mô hình quản lý 7S

  • Categories Kiến thức, Kiến thức quản lý
  • Date Tháng Mười Một 22, 2018
  • Comments 0 comment

Sử dụng như một chiến lược để nâng cao kết quả hoạt động của tổ chức bằng cách lắng nghe khách hàng và nhân viên làm việc, thuyết quản lý của Peters và Waterman đã đề xướng ra một trạng thái tư tưởng hơn là một lý thuyết đơn lẻ.

Nội dung học thuyết

Để thành công, mỗi doanh nghiệp cần có kiến thức về tổ chức nội bộ và tìm ra cách thức làm việc tốt hơn và hiệu quả hơn. Mô hình 7S sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức này.

Mô hình 7S

Mô hình 7S được thiết kế bởi Tom Peters và Robert Waterman, những chuyên gia tư vấn từng làm việc tại McKinsey – một công ty tư vấn của Mỹ. Mô hình này đã được áp dụng tại nhiều công ty trên toàn thế giới. Bảy chữ “S” trong mô hình này đề cập đến bảy nhân tố bắt đầu bằng chữ “S” trong tiếng Anh: Strategy, Structure, Systems, Style, Staff, Skills và Shared values. Theo mô hình này, những mối quan hệ nội bộ giữa các nhân tố sẽ được tổ chức một cách bài bản và khoa học, và các nhân tố này sẽ chèo lái doanh nghiệp đi theo cùng một hướng nhất định.

  • Chiến lược (Strategy) – bằng cách sử dụng sứ mệnh và tầm nhìn, các mục tiêu của doanh nghiệp sẽ được xác định rõ ràng.
  • Cấu trúc (Structure)- doanh nghiệp được cấu trúc như thế nào và có các tầng thứ bậc nào.
  • Hệ thống (Systems)- tất cả các phương pháp hoạt động, thủ tục, và các luồng thông tin liên lạc chính thức và không chính thức.
  • Phong cách (Style) – trọng tâm của nhân tố này là phong cách lãnh đạo và quản lý của doanh nghiệp..
  • Giá trị chia sẻ (Shared values)- các tiêu chuẩn, giá trị và các hình thức khác của đạo đức doanh nghiệp, trong đó tầm nhìn, văn hóa và bản sắc doanh nghiệp là những yếu tố then chốt.
  • Kỹ năng (Skills) – nhân tố này có liên quan tới cả những kỹ năng chung của doanh nghiệp và cả những kỹ năng của nhân viên trong doanh nghiệp đó.
  • Nhân sự (Staff) – trọng tâm của nhân tố này là đội ngũ nhân viên, năng lực và nhiệm vụ công việc của họ.

Yêu cầu khi áp dụng

Để đạt được thành công và duy trì sự thành công, các tổ chức cần phải:

  • Sử dụng phong cách lãnh đạo chuyển đổi để khích lệ và động viên nhân viên.
  • Lắng nghe khách hàng và nhân viên làm việc với khách hàng.
  • Công nhận những cải tiến sản phẩm và cải thiện cách thức làm việc, thường từ những nhân viên làm việc với khách hàng.
  • Thách thức tính quan liêu bất kỳ khi nào nó nổi lên và tạo ra môi trường làm việc hăng say.
  • Khuyến khích các nhà quản lý tích cực chủ động, thiên về hành động hơn là xử lý chuyện đã xảy ra.
  • Sử dụng cách tiếp cận buông – siết trong quản lý nhân viên. Việc này cho phép nhân viên suy xét trong những thước đo được xác định rõ ràng.
  • Bám vào những gì học biết và hiểu.

Tom Peters và Robert Waterman

Mô hình quản lý này cho rằng nếu một tổ chức có năng lực tốt, 7 yếu tố này cần phải được kết nối và liên kết chặt chẽ với nhau. Do đó khi sử dụng mô hình này, người lãnh đạo cần biết yếu tố nào phải được điều chỉnh để nâng cao hiệu quả hoặc cần duy trì trong khi các nhân tố khác thay đổi.

  • Chia sẻ:
author avatar
Tuân Nguyễn

Previous post

KPI trong Online Marketing
Tháng Mười Một 22, 2018

Next post

Thuyết tình huống bất ngờ - Phân tích và nhận diện nguồn gốc vấn đề
Tháng Mười Một 22, 2018

Có thể bạn quan tâm

6 BƯỚC GIÚP XÂY DỰNG HỆ THỐNG KPI HIỆU QUẢ CAO CHO DOANH NGHIỆP
10 Tháng Tám, 2022

 Bước 1: Xác định chủ thể xây dựng KPI Người xây dựng KPI cần có chuyên môn cao, nằm rõ được mục tiêu, nhiệm vụ của tổ chức, dự án và thường là Trưởng bộ phận/phòng/ban. Trong trường hợp phòng …

296318097_1209727162904034_5013253207955634093_n
OKR VÀ NHỮNG LỢI ÍCH MÀ DOANH NGHIỆP KHÔNG THỂ BỎ QUA 
10 Tháng Tám, 2022
OKR – BÍ KÍP ĐƯA TÊN TUỔI LINKEDIN SÁNH NGANG HÀNG VỚI GOOGLE, YOUTUBE, INTEL…
10 Tháng Tám, 2022

CEO của Linkedin – Jeff Weiner đã hướng OKR của nhân viên mang tính cá nhân hơn, tuy nhiên vẫn dựa trên OKRs lớn của Linkedin. Tức là, nhân viên đặt ra những mục tiêu mà họ thực sự khao …

Để lại bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Viện Đào tạo và Tư vấn doanh nghiệp