• Về chúng tôi
    • Đội ngũ
    • Lịch hoạt động
    • Tin tức
    • Báo chí
    • Liên hệ
  • Đào Tạo
  • Tư vấn
  • Hoạt động
    • Hội Thảo
    • Dự án tư vấn Inhouse
  • Kiến thức
  • Cửa hàng
    • Website Tomaha
    • Cửa hàng Tiki
    • Cửa hàng Shopee
Viện Đào tạo và Tư vấn doanh nghiệp
  • Về chúng tôi
    • Đội ngũ
    • Lịch hoạt động
    • Tin tức
    • Báo chí
    • Liên hệ
  • Đào Tạo
  • Tư vấn
  • Hoạt động
    • Hội Thảo
    • Dự án tư vấn Inhouse
  • Kiến thức
  • Cửa hàng
    • Website Tomaha
    • Cửa hàng Tiki
    • Cửa hàng Shopee

Kiến thức

  • Trang chủ
  • Kiến thức
  • So sánh 2 phương pháp quản trị hàng đầu MBO và MBP

So sánh 2 phương pháp quản trị hàng đầu MBO và MBP

  • Categories Kiến thức
  • Date Tháng Bảy 10, 2019

Một chiến lược hoàn hảo của công ty trước hết được xây dựng bằng việc thiết lập những mục tiêu cho doanh nghiệp, rồi sau đó sử dụng những phương pháp quản trị phù hợp để từng bước thực hiện chiến lược đó. Hiện nay, hai phương pháp quản trị phổ biến hàng đầu hiện nay là MBO và MBP.

Vậy MBO và MBP là gì? Chúng giúp gì cho việc thực hiện chiến lược của doanh nghiệp hiệu quả?

MBO (Management by Objectives) là mô hình quản trị theo mục tiêu:

Xác định mục tiêu của cấp cao nhất -> xác định mục tiêu và chỉ tiêu của các cấp thấp hơn hoặc trong thời hạn ngắn hơn: Quản lý toàn bộ công việc dựa trên việc đo lường mục tiêu và dựa trên kế hoạch thực hiện mục tiêu. 
– Thích hợp cho phân đoạn quản lý cấp cao và thích hợp với các công việc khó kiểm soát được quá trình thực hiện, khuyến khích sáng tạo do tập trung vào mục tiêu hơn là các biện pháp thực hiện.

MBP (Management by Process) là mô hình quản trị theo quá trình:

Xác định các bước để thực hiện công việc -> xây dựng qui trình cho công việc đó -> xây dựng kế hoạch kiểm soát quá trình, kế hoạch kiểm tra thử nghiệm -> đo lường theo kế hoạch kiểm soát quá trình và kế hoạch kiểm tra thử nghiệm.
– Thích hợp cho quản lý cấp trung và cấp thấp theo qui trình công nghệ.

MBO: Management By Objectives – Quản lý theo mục tiêu– Bản chất là khoán việc. Gần ngược so với MBP. Xác định mục tiêu của cấp cao nhất -> xác định mục tiêu và chỉ tiêu của các cấp thấp hơn hoặc trong thời hạn ngắn hơn: quản lý toàn bộ công việc dựa trên việc đo lường mục tiêu dựa trên kế hoạch thực hiện mục tiêu.
– Thích hợp cho phân đoạn quản lý cấp cao và thích hợp với các công việc khó kiểm soát được quá trình thực hiện.

Ưu điểm:

  •     Cấp dưới sáng tạo
  •     Tạo chủ động
  •     Tính linh động cao
  •     Nhiều thời gian cho lãnh đạo
  •     Công bằng, minh bạch theo đúng năng lực

Nhược điểm:

  •     Không đảm bảo tính tập trung
  •     Dễ sai lạc
  •     Khó đúng chuẩn
  •     Không kiếm soát được quy trình
  •     Có thể thậm chí sai hướng
  •     Đòi hỏi người thực hiện phải có tinh thần trách nhiệm cao
  •     Khó kiểm soát được chi phí cho quá trình thực hiện do hành vi của nhân viên không đồng nhất

MBP: Management By Process – Quản lý theo quy trình 

Bản chất là quản lý công việc theo một chu trình đã được phân tích và quy định kỹ lưỡng. Gần ngược lại so với MBO và thực chất đây chính là nền tảng của các hệ thống quản lý chất lượng ISO.
Xác định các bước để thực hiện công việc -> xây dựng qui trình cho công việc đó -> xây dựng kế hoạch kiểm soát quá trình, kế hoạch kiểm tra thử nghiệm -> đo lường theo kế hoạch kiểm soát quá trình và kế hoạch kiểm tra thử nghiệm.

Ưu điểm:

  •     Đảm bảo tính tập trung cao, thậm chí tất cả đã được định vị trước
  •     Ít sai lạc về mọi phương diện, do đó đảm bảo các chuẩn mực đề ra; kể cả khó khăn
  •     Dễ đúng chuẩn
  •     Kiểm soát được quy trình từ đầu đến cuối

Nhược điểm:

  •     Cấp dưới ít sáng tạo vì tất cả đã được quy định chặt chẽ
  •     Chủ động không cao mà tính lệ thuộc cao
  •     Không có tính linh động cao

Bảng so sánh MBO – MBP

Tiêu chí so sánh

MBO

MBP

Dựa trên kết quả công việc + Đảm bảo theo mục tiêu đề ra.+ Hiệu quả

+ Làm đúng việc.

+ Kiểm soát được công việc chi tiết, nhưng chưa chắc đã đảm bảo mục tiêu.+ Hiệu năng

+ Làm việc đúng.

Đối tượng áp dụng Thường là quản lý cấp cao và cấp trung Thường là quản lý cấp trung và cấp thấp
Ưu điểm Thuận lợi cho công việc khó kiểm soát hoặc đo lường. Thuận lợi cho công việc nhưng khó xác định mục tiêu.

Như vậy, tùy theo ngành nghề kinh doanh và tình hình thực tế của doanh nghiệp, doanh nghiệp nên lựa chọn phương pháp quản trị MBO hoặc MBP hoặc kết hợp cả 2 phương pháp để tạo ra hiệu quả quản trị cao nhất.

THAM KHẢO THÊM CÁC KHÓA HỌC CÓ LIÊN QUAN TẠI ĐÂY:

  1. Khóa học: CEO – Giám đốc điều hành 
  2. Khóa học: Ứng dụng BSC&KPI trong quản trị Doanh nghiệp
  3. Khóa học: Xây dựng khung năng lực và đánh giá năng lực
  4. Khóa học: Xây dựng và triển khai chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa – Sử dụng bộ công cụ tích hợp
  5. Lịch khai giảng các khóa học khác
  • Chia sẻ:
author avatar
Thảo Mai Hương

Previous post

9 phương pháp tạo động lực cho nhân viên của bạn
Tháng Bảy 10, 2019

Next post

Nhà quản trị cấp trung - vai trò và chức năng
Tháng Bảy 10, 2019

Có thể bạn quan tâm

6 BƯỚC GIÚP XÂY DỰNG HỆ THỐNG KPI HIỆU QUẢ CAO CHO DOANH NGHIỆP
10 Tháng Tám, 2022

 Bước 1: Xác định chủ thể xây dựng KPI Người xây dựng KPI cần có chuyên môn cao, nằm rõ được mục tiêu, nhiệm vụ của tổ chức, dự án và thường là Trưởng bộ phận/phòng/ban. Trong trường hợp phòng …

296318097_1209727162904034_5013253207955634093_n
OKR VÀ NHỮNG LỢI ÍCH MÀ DOANH NGHIỆP KHÔNG THỂ BỎ QUA 
10 Tháng Tám, 2022
OKR – BÍ KÍP ĐƯA TÊN TUỔI LINKEDIN SÁNH NGANG HÀNG VỚI GOOGLE, YOUTUBE, INTEL…
10 Tháng Tám, 2022

CEO của Linkedin – Jeff Weiner đã hướng OKR của nhân viên mang tính cá nhân hơn, tuy nhiên vẫn dựa trên OKRs lớn của Linkedin. Tức là, nhân viên đặt ra những mục tiêu mà họ thực sự khao …

Viện Đào tạo và Tư vấn doanh nghiệp